Cảm lạnh là từ dân gian nói về biểu hiện sau khi cơ thể bị nhiễm lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn phát triển. Bệnh có triệu chứng điển hình là ho, sổ mũi, kém ăn, viêm họng. Việc phòng bệnh rất quan trọng và có thể bắt đầu từ thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kiến thức bảo về sức khoẻ cho mình bạn nhé !
Cảm lạnh thông thường thường kéo dài khoảng 10 ngày và không nghiêm trọng, nhưng có thể dẫn đến các biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm kết mạc hoặc các vấn đề về hô hấp. Trong trường hợp này, hoặc nếu có sốt cao, bạn nên đi khám. Cảm lạnh lặp đi lặp lại cũng có thể là dấu hiệu của một cơ địa dị ứng. Vì vậy, khi thời điểm các đợt cảm lạnh đang nhân lên, chúng ta cần lưu ý một số biện pháp dưới đây :
– Thiết lập lại các thói quen cần thiết: Cảm lạnh thông thường lây truyền do hít phải các giọt virus siêu nhỏ trong không khí hoặc do tiếp xúc với một vật bị ô nhiễm. Vì vậy, khi bị cảm, chúng ta cần rửa tay thường xuyên, lau (bằng khăn lau) mặt tiếp xúc của điện thoại, tránh nói chuyện hàng giờ trước người bị nhiễm bệnh, ngủ đủ giấc và lựa chọn một chế độ dinh dưỡng giàu vitamin.
– Làm sạch khoang mũi: Vào buổi sáng và buổi tối làm sạch khoang mũi bằng dung dịch nước muối, giúp loại bỏ các hạt mịn có trong không khí và khôi phục lại vai trò của khoang mũi như một bộ lọc tự nhiên. Chúng ta có thể dùng loại rửa hoặc xịt để vệ sinh mũi.
Nội dung chính
1. Có máy tạo độ ẩm trong nhà để phòng tránh cảm lạnh
Độ ẩm quá thấp trong căn hộ hoặc ngôi nhà sẽ làm khô đường mũi, việc khu trú và loại bỏ virus ẩn chứa trong xoang sẽ trở nên khó khăn hơn. Máy tạo độ ẩm đặt trong các phòng sinh hoạt giúp không khí bớt khô hơn.
2. Khử trùng điện thoại
Hãy nghĩ đến tất cả những nơi bạn đặt điện thoại trong ngày như: Bếp, bàn làm việc, cạnh bồn rửa trong phòng tắm, bàn nhà hàng… đó là thời gian thuận lợi cho virus phát triển. Vì vậy, hãy nhớ thường xuyên khử trùng điện thoại thông minh bằng khăn lau khử trùng. Chỉ cần đảm bảo tắt điện thoại và lau khô màn hình bằng vải mềm, không xơ.
3. Dành thời gian để thư giãn
Căng thẳng khiến cơ thể bạn tiết ra cortisol dư thừa, một loại hormone có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch, tạo tiền đề cho cảm lạnh. Vì vậy, hãy coi thư giãn là một trong những ưu tiên: Tập yoga, thiền hoặc dành cho mình một chút thời gian nghỉ ngơi sau giờ làm việc… tránh không để cho căng thẳng “bủa vây” bạn suốt cả ngày dài.
4. Ngủ đủ giấc
Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ở California, Mỹ đã chỉ ra rằng thiếu ngủ làm tăng gấp 4 lần nguy cơ bị cảm lạnh. Để tránh bị thiếu ngủ, hãy cố gắng ngủ ít nhất 7 đến 8 giờ mỗi đêm.
5. Đeo khẩu trang ở nơi công cộng
Đeo khẩu trang vẫn là cách hiệu quả nhất để tránh nhiễm virus đường hô hấp như virus cảm lạnh thông thường, lây lan qua không khí sau khi ho hoặc hắt hơi.
6. Bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể
Một nghiên cứu của Anh cho thấy, những người bổ sung vitamin D hàng ngày ít có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như cảm lạnh, cúm. Nếu bạn không nhận đủ thực phẩm giàu vitamin D, hãy hỏi bác sĩ để được bổ sung phù hợp.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hy vọng với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết được những thói quen nào sẽ giúp bạn tránh cảm lạnh để áp dụng cho bản thân và gia đình. Và ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, cần được nghỉ ngơi, ăn uống và chăm sóc đúng cách để cơ thể mau hồi phục.
Liên hệ ngay cho Vân Anh Pharmacy để được hỗ trợ và tư vấn bạn nhé!
Hotline: 0989.879.418 – 093.401.7789
Thuốc và thực phẩm chức năng tại Bình Dương
HỆ THỐNG NHÀ THUỐC VÂN ANH PHARMACY BÌNH DƯƠNG
SHIP HÀNG TOÀN QUỐC
Zalo FaceBook